Trải nghiệm sắc màu tuyệt đẹp từ Trái Mát – Cầu Đất.
Du lịch Đà Lạt tuyến Trái Mát – Cầu Đất là một hành trình kỳ thú, đưa bạn qua những phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của thành phố cao nguyên. Bắt đầu từ Trái Mát, nơi nổi tiếng với các vườn trái cây tươi ngon và các công trình kiến trúc độc đáo, bạn sẽ được trải nghiệm những phút giây thư giãn trong môi trường yên bình.
Tiếp tục hành trình đến Cầu Đất, nơi có những đồi chè xanh mướt trải dài tít tắp và những cánh đồng hoa rực rỡ. Đặc biệt, đồi chè Cầu Đất không chỉ mang đến cho bạn những bức tranh thiên nhiên mê hoặc mà còn là cơ hội để tìm hiểu quy trình sản xuất trà nổi tiếng của vùng. Đây là một hành trình không thể bỏ qua để cảm nhận vẻ đẹp nguyên sơ và sự thanh bình của Đà Lạt.
1. Ga Đà Lạt
được người Pháp xây dựng vào năm 1932 và hoàn thành vào năm 1938, đây là nhà Ga tiếp nối với tuyến đường sắt từ Phan Rang lên Đà Lạt dài 84km. Hiện nay nhà Ga Đà Lạt được sử dụng như là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn tại thành phố ngàn hoa và tuyến đường sắc duy nhất mà Ga Đà Lạt còn phục vụ là tuyến đường từ Đà Lạt về Trại Mát dài 7km đưa du khách đến tham quan chùa Linh Phước.
Nhà ga xe lửa đẹp nhất Việt Nam: Ga Đà Lạt là một công trình kiến trúc cổ kính đẹp bậc nhất của thành phố Đà Lạt. Trải qua biết bao thăng trầm, kiến trúc nhà ga vẫn còn nguyên vẹn và là một hình ảnh tiêu biểu của thành phố Đà Lạt.
Là một đoạn đường ray hình răng cưa dài 16 km, điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách khi đến thành phố Đà Lạt. Tại đây còn trưng bày đầu tàu hơi nước cổ và một quán cà phê nằm trong một toa tàu. Khung cảnh lãng mạn cùng kiến trúc cổ kính của nhà ga là nơi mà nhiều người tới “săn” những tấm ảnh đẹp.
Nhà ga Đà Lạt chưa bao giờ hết hot trong cộng đồng giới trẻ. Điểm tham quan nổi tiếng này là một trong những địa điểm check-in siêu đẹp và hấp dẫn của thành phố ngàn hoa. Tuy nhiên, đừng để đến đây rồi ấm ức ra về vì không có bức hình nào thật ưng ý nhé. Không chỉ là điểm tham quan hấp dẫn du khách mà nơi đây còn chứa đựng nhiều giá trị của Đà Lạt nói chung và con người nơi đây nói riêng.
Địa chỉ: Quang Trung, Phường 9, Thành phố Đà Lạt
2. Dinh 2 Đà Lạt
Là dinh toàn quyền Đông Dương là một dinh thự xinh đẹp tọa lạc ở một ngọn đồi cao 1539m so với mực nước biển. Toàn thể diện tích của công trình kiến trúc và khuôn viên của dinh II lên đến 26 Hecta. Cho thấy sự uy nghi và tráng lệ bên trong khuôn viên dinh thự từng là nơi sinh sống của toàn quyền Đông Dương Decoux.
Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam sử dụng đá rửa – một loại đá trầm tích lâu đời có khả năng chịu lực và độ bền cao nhưng vẫn đảm bảo màu sắc và kiểu dáng phong phú. Hơn nữa, các bộ phận làm từ gỗ truyền thống của Việt Nam đều được thay thế bằng kim loại tốt mang từ Pháp.
Khuôn viên dinh thự được thiết rộng rãi bao quanh bởi muôn hoa khoe sắc hòa cùng đồi thông xanh mát, tạo không gian lãng mạn “chuẩn Pháp”. Điểm nhấn là khung cảnh bước ra từ truyện cổ tích châu Âu cạnh đài phun nước. Bạn có thể thoải mái tản bộ, nhắm mắt tận hưởng bầu không khí trong lành.
Được thiết kế 25 phòng sang trọng, tiện nghi với 1 tầng hầm, 1 tầng trệt cùng 1 tầng lầu. Không gian bên trong dinh thự được bài trí một cách khoa học theo phong cách châu Âu tạo cảm giác vừa cổ điển vừa hiện đại. Nhiều cổ vật quý có giá trị vẫn được lưu giữ tại đây. Một trong những cổ vật nơi đây phải kể đến bức bình phong với 22 bài thơ bằng chữ Hán từ thời vua Tự Đức.
Địa chỉ: 12 Trần Hưng Đạo, Phường 10, Thành phố Đà Lạt
3. Chùa Tàu
Nhắc đến địa điểm tham quan lễ Phật nổi tiếng tại Đà Lạt hay cụ thể là đi về hướng Trại Mát – Cầu Đất có lẽ mọi người sẽ nhớ ngay đến ngôi chùa Thiên Vương Cổ Sát, hay chùa Phật Trầm, cũng có nhiều người gọi chùa là chùa Tàu vì nơi đây được xây dựng theo phong cách Trung Hoa. Bạn có thể di chuyển từ đường Ba Tháng Tư tới ngã năm thì men theo trục đường Trần Hưng Đạo rồi đến đường Khe Sanh di chuyển thêm khoảng độ 350m nữa là sẽ đến chùa.
Được xây dựng vào năm 1958 bởi hòa thượng Thọ Dã thuộc hội quán Triều Châu, đến năm 1989 chùa được một Phật tử là ông Lê Văn Cảnh đã đầu tư trùng tu và tân trang lại để chùa khang trang hơn. Chùa Tàu mới được xây dựng hơn nửa thế kỷ, tuy nhiên nó vẫn còn mang nét kiến trúc cổ kính không thua kém gì những ngôi chùa Đà Lạt nổi tiếng khác.
Khi mới bước chân vào chùa du khách sẽ phải đi qua cổng chùa uy nghiêm sừng sững nằm dưới hàng thông xanh mát, mọi người vẫn gọi đây là cổng tam quan. Sau cổng tam quan là chính điện với một tấm biển đề chữ Hán mang ý nghĩa “Từ Bi Bảo Điện”. Trong Bảo Điện này có một bức tượng Phật Di Lặc màu vàng được đặt ngay chính giữa có chiều cao khoảng 3m.
Sau Từ Bi Bảo Điện là Quang Minh Bảo Điện, công trinh chính của chùa với 2 con rồng uốn lượn đặt đối nhau trên nóc. Bên trong điện có 3 tượng Phật gỗ trầm hương tỏa mùi thơm cao 3m và nặng 1.5 tấn, xuất xứ từ Trung Quốc. Đặc biệt là pho tượng Phật Thích Ca cao khoảng 10m tọa trên đài sen. Phía sau tượng đặt 1 bức tường với 9 bức phù điêu, là 9 con rồng với hình dạng và tư thế khác nhau mà mọi người vẫn hay thường gọi là Cửu Long.
Bởi là nơi tôn nghiêm và linh thiêng nên du khách khi tham quan chùa Tàu cần lưu ý mặc trang phục lịch sự, kín đáo và không gây phản cảm. Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh chung khi tham quan, không xả rác hay khạc nhổ bừa bãi trong khuôn viên. Không tự ý chạm vào đồ vật trong điện thờ và tuyệt đối tránh hành vi gây mất trật tự, ồn ào và luôn áp dụng phương châm “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên”.
Địa chỉ: 31c Khe Sanh, Phường 10, Thành phố Đà Lạt
4. Chùa Linh Phước – Trại Mát
Nằm trên địa bàn Trại Mát và là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Đà Lạt, không chỉ về kiến trúc đẹp mắt mà còn vì cái tên gọi khác vô cùng đặc biệt là “chùa ve chai”. Việc ngồi chùa được hình thành từ hàng ngàn các mảnh gốm sứ được lắp ghép tinh xảo nên nơi đây cũng được gọi với cái tên nghe lạ tai như thế.
Chùa nổi tiếng với nhiều công trình nổi tiếng và mang tính đặc trưng, nổi bật như tượng Bồ tát Quán Thế Âm cao 17m, nặng 3 tấn và được làm hoàn toàn bằng 650.000 bông hoa Bất tử. Hay với 18 tầng địa ngục, là nơi khắc hoạ rõ nét cuộc sống sau cái chết trong tín ngưỡng Phật Giáo, bằng cách thể hiện sinh động thông qua hoạt cảnh, thuyết minh và tượng sáp.
Những bức tượng sáp chùa Linh Phước luôn mang đến cho du khách một cảm giác bất ngờ và kinh ngạc bởi sự chân thật từng đường nét. Đó là hình ảnh các vị sư thầy ngồi thiền, với những khuôn mặt khác nhau, gợi lên sự thanh tịnh trong lòng người ngắm nhìn.
Là địa danh tâm linh và vô cùng trang nghiêm, do vậy nơi đây có quy định giờ mở và đóng cửa. Theo đó, thời gian mở cửa chùa bắt đầu từ 8:00 sáng và đóng của vào lúc 16:00 chiều. Bên cạnh đó, việc tham quan chùa là hoàn toàn miễn phí, bạn không cần phải trả bất kỳ khoản phí mua vé nào.
Địa chỉ: 20 Tự Phước, thuộc địa bàn Trại Mát, Đà Lạt.
Tham khảo: Top 6 quán ăn sáng Đà Lạt ngon mà chưa ai nói bạn biết
5. Đồi chè Cầu Đất
Là địa điếm săn mây được đánh giá là săn mây đẹp nhất tại Đà Lạt. Với việc cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 23km, nơi đây luôn thu hút khách du lịch đến checkin thường xuyên. Những đồi chè xanh trải dài nổi tiếp, cạnh vườn hồng xinh đẹp, Cánh quạt tuabin cùng những quán cà phê cực chill, nơi đây là địa chỉ checkin lý tưởng, hứa hẹn sẽ cho bạn những bức hình mà người khác phải trầm trồ.
Nơi có khung cảnh đẹp tựa như thiên đường, hãy chuẩn bị trang phục thật đẹp, make up thật kĩ càng và trổ tài tạo dáng của mình nhé. Đừng quên ghé thăm quán cà phê Phin Deli ở đây. Với thiết kế đơn giản nhưng bắt mắt, bạn sẽ có cảm giác vừa uống cà phê vừa ngắm nhìn đất trời khi bình minh lên.
Gần Đồi Chè Cầu Đất có cánh đồng hoa Lavender rất đẹp, nếu bạn xúng xính váy áo mà không tạo dáng bên cánh đồng hoa tím trải dài thì thật là thiếu sót. Nơi đây cũng sẽ cho bạn những bức ảnh đẹp và ấn tượng khó quên đấy. Thời tiết đẹp là yếu tố quan trọng nhất để săn mây. Bạn nên sắp xếp có mặt tại Đồi chè Cầu Đất vào lúc bình minh để tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời nhất nhé.
Địa chỉ: Đồi chè Cầu Đất, Thôn Cầu Đất, xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt.