Chùa Linh Phước- địa điểm tâm linh nổi tiếng nhất Đà Lạt năm 2024
Chùa Linh Phước Đà Lạt hay còn gọi là Chùa Ve Chai là một trong những công trình có lối kiến trúc độc đáo bậc nhất ở Việt Nam. Không chỉ là một địa điểm du lịch tâm linh, đến đây bàn còn được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo được tô điểm bởi các mảnh sành, mảnh sứ. Đặc biệt trong đó có công trình 18 tầng địa ngục đầy huyền bí và mang nhiều ý nghĩa trong cuộc sống.
Chùa Linh Phước Đà Lạt là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng bậc nhất Đà Lạt. Đây là một điểm đến không thể thiếu trong các chương trình tham quan của du khách tại thành phố Đà Lạt ngàn hoa. Để biết ngôi chùa này có gì thu hút khách tham quan, hãy cùng Đồi Mây Đà Lạt tìm hiểu nhé!
1. Giới thiệu về chùa Linh Phước
Chùa Linh Phước tọa lạc tại số 120 Tự Phước, phường 11 cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 8km về hướng Đông Bắc. Từ ngoài đường Quốc lộ 20 du khách sẽ nhìn thấy Tam Quan của chùa nhưng gian chánh điện lại nằm sâu phía bên trong cách khoảng 100m. Chùa được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1949 và hoàn thành vào năm 1952 do Phật tử địa phương đóng góp.
Để có được hình dáng như bây giờ phải nhắc đến công sức và sự đóng góp của Phật tử địa phương và Phật tử thập phương, đặc biệt phải nhắc đến Thượng Tọa Thích Tâm Vị là trụ trì đời thứ năm của chùa là người trực tiếp giám sát việc thiết kế và chỉ huy thi công vào năm 1990.
Đầu tiên, khi du khách bước vào chùa, có lẽ điều gây ấn tượng mạnh nhất là một công trình kiến trúc đồ sộ và được khảm từng mảnh chai mảnh sành chi tiết rất độc đáo và tinh xảo, du khách có thể nhầm tưởng đang lạc vào một khu lăng mộ nhà Nguyễn vì phong cách khảm ở đây khá giống nhau.
Địa điểm này từng không ít lần “làm mưa làm gió” mạng xã hội với loạt hình ảnh check-in đẹp, độc, lạ trên Instagram và Facebook; dần dà trở thành nơi lui tới quen thuộc của du khách vi vu vùng đất sương mù, dù có phải là người theo đạo Phật hay không.
Khi bước vào chánh điện du khách có thể nhìn chiêm ngưỡng những hình rồng uốn lượn quanh hàng cột, những bức phù điêu kể về cuộc đời của Phật Thích Ca cũng được khảm chi tiết ngay trên 2 bên vách của chánh điện.
Chánh điện rộng 22m dài 33m, giữa nội điện thờ một tượng Phật Thích Ca cao 4,9m đang tọa thiền dưới gốc cây Bồ Đề. Tầng trên có gian thờ 108 tượng thiên thủ thiên nhãn.
Ngay phía bên trái của chánh điện là Long Hoa Viên trong này có một hình rồng uốn lượn dài 49m quấn quanh tượng Phật Di Lặc ngự trên đỉnh hồ nước và hòn non bộ. Vẩy rồng được làm bằng khoảng 15.000 vỏ chai bia. Ngay trước Long Hoa Viên có một tòa Linh Tháp 7 tâng, cao 36 m (được xem là bảo tháp cao nhất Đà Lạt).
Tầng 1 là nơi có một Đại Hồng Chung đường kính 2,3, dài 4,3m và nặng tới 8,5 tấn lớn nhất miền Trung và miền Nam Việt Nam. Trên thân chuông được chạm nổi 4 chữ Linh Phước Tự Chung và nhiều tượng phật, hoa văn…Việc đúc chuông có sự đóng góp rất nhiều về vật lực và tài lực của Phật tử địa phương, và du khách thập phương.
Một nhóm nghệ nhân người Huế đã phải dành ra gần một năm để tạo khuôn đúc, chạm khắc vào năm 1999. Du khách có thể viết tên gia đình, người thân của mình vào một tờ giấy nhỏ sau đó dán lên trên thân của chuông sau đó thỉnh 3 hồi chuông để cầu mọi sự bình an, may mắn sẽ đến với gia đình mình.
Đặc biệt, trước sân chùa Linh Phước còn có một bảo đài Quan Thế Âm Bồ Tát làm bằng 700.000 bông hoa bất tử, tương đương với khoảng 2 tấn hoa.
Bên cạnh đó chùa vừa xây dựng xong một ngôi điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát với 324 bức tượng, gồm có 3 tâng mỗi tang sữ thờ 108 tượng. Tượng chính nằm ngay trong nội điện tọa trên toàn sen và cao 17m.
Dưới tầng hầm của điện này, là đường hầm 18 tầng địa ngục tái hiện lại cảnh ngài Mục Liên đi tìm mẹ dài khoảng 200m, là một bức tranh sống động và cũng là thông điệp gửi gắm về luật nhân quả ở đời, gieo nhân nào sẽ gặp quả ấy và lòng hiếu thảo với cha mẹ, trung thực trong cuộc sống.
Dạo một vòng quanh chùa Linh Phước chắc có lẽ du khách cũng đã biết vì sao người dân nơi đây lại gọi chùa bằng một cái tên rất độc đáo: “Chùa Ve Chai” rồi chứ? Ngoài ra, nhiều hiện vật trong ngôi chùa này còn xác lập nhiều kỷ lục Việt Nam như: tượng Bồ Tát làm bằng 700.000 bông hoa lớn nhất, tượng Đạt Ma Sư Tổ bằng gỗ sao lớn nhất, Khổng Tước Vương và bộ bàn ghế bằng gốc cây chạm 12 con giáp lớn nhất, chánh điện có nhiều rồng nhất (hơn 1000 con)…
Toàn bộ công trình kiến trúc đồ sộ này được khảm các mảnh chai mảnh sành ở phía bên ngoài. Các nghệ nhân cắt những mảnh sành sứ này từ những bộ chén, đĩa, ấm, tách. Sau đó tạo hình bằng cách ghép chúng lại với nhau một cách vô cùng khéo léo. Tạo nên một ngôi chùa có kiến trúc vô cùng độc đáo, có thể nói là bậc nhất Đà Lạt.
Chùa Linh Phước Đà Lạt vừa là địa điểm tham quan, vừa là điểm du lịch tâm linh mà khi bạn đến với thành phố ngàn hoa không nên bỏ lỡ.
2. Ánh hào quang kì lạ ở chùa Linh Phước
Tại ngôi chùa này còn xuất hiện một hiện tượng vô cùng kỳ lạ và lý thú, thu hút hàng ngàn người hiếu kỳ đổ về xem. Đó là việc liên tục trong nhiều ngày, trên đỉnh bảo tháp của chùa Linh Phước xuất hiện một quầng sáng nhiều màu sắc trông rất đẹp mắt.
Hiện tượng trên tiếp tục xuất hiện vào ngày 16 và 17.9.2009, và lần cuối cùng xuất hiện vào ngày 15.3.2009. Sự xuất hiện của hiện tượng trên theo nhiều người cho rằng, đó là vầng hào quang của Phật phát ra. Tuy nhiên, sau đó theo lời giải thích của Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt cho rằng, thực chất quầng sáng đó là dạng cầu vồng không hoàn hảo.
Ngoài ra, tượng sáp chùa Linh Phước cũng thu hút rất nhiều du khách, không ít du khách đã phải giật mình khi tận mắt chiêm ngưỡng những tượng sáp ở đây. Ngay trong gian chánh điện, du khách sẽ thấy một bực tượng sáp giống y người thật. Giống đến chừng chân tơ kẽ tóc, nếp nhăn trên da. Đây chính là bức tượng sáp vị hòa thượng Thích Minh Đức. Vị trụ trì đầu tiên khai sơn xây dựng chùa Linh Phước vào năm 1949 và hoàn thành vào năm 1952. Tượng sáp này được những nghệ nhân Thái Lan điêu khắc với khoản tiền không hề nhỏ.
Phía dưới tầng hầm của tòa linh tháp, có một khu vực gọi là khu rừng thiêng. Ở đây còn có tới 18 vị cao tăng đang ngồi thiền. Được tạo toàn bộ từ sáp, kỹ thuật cao đến độ du khách cứ tưởng như là người thật. Mỗi người mỗi vẻ với nét mặt và phong thái khoan thai khác nhau.
3. Các kỉ lục thú vị ở chùa Linh Phước
Sở hữu kiến trúc độc đáo bậc nhất Việt Nam nên chùa Linh Phước là một điểm đến vô cùng hấp dẫn đối với du khách. Đến đây, du khách có thể chiêm ngưỡng những nét kỳ công, tinh xảo trong từng đường nét chạm trổ. Những màu sắc được kết hợp hài hòa từ những mảnh sành, mảnh sứ, tạo nên một nơi thanh tịnh, uy nghiêm mà bất kỳ du khách nào cũng muốn đến viếng thăm một lần.
Không chỉ mang khung cảnh chốn thiền môn, địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng bậc nhất. Chùa Linh Phước Đà Lạt còn là một trong những ngôi chùa. Được công nhận nhiều kỷ lục nhất Việt Nam. Riêng ngôi chùa này đang nắm giữ tới 12 kỷ lục.
- Tháp chuông cao nhất Việt Nam. Đứng giữa sân chùa Linh Phước là một toàn linh tháp cao sừng sững. Cao tới 36 mét, được công nhận là tháp chuông cao nhất Việt Nam hiện nay. Tầng 1 của tòa linh tháp này có treo một quả Đại Hồng Chung nặng 8,5 tấn. Được các nghệ nhân người Huế đúc vào năm 1999. Chuông dài 4,3 mét, miệng chuông rộng 2,33 mét đang được xem là quả chuông lớn nhất Việt Nam hiện nay.
- Tượng Phật Quán Thế Âm bằng bê tông trong nhà lớn nhất Việt Nam. Nằm ngay giữa chánh điện thờ 324 vị Quán Thế Âm Bồ Tát. Gian điện thờ này gồm có 3 tầng, mỗi tầng gồm có 108 vị. Toàn bộ những bức tượng này đều cao 3,7 mét. Điểm nhấn ngay khu vực trung tâm có một bức tượng lớn cao tới 17 mét. Bức tượng này vừa được công nhận là bức tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát.
- Tượng Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma bằng gỗ lớn nhất Việt Nam.
- Tượng Bồ tát Quán Thế Âm kết bằng 700.000 bông hoa bất tử, được tạo bởi các Phật tử, tăng ni nghệ nhân và tới nay vẫn còn nguyên vẹn. Trước sân chùa có tượng Phật Quan Thế Âm được kết bằng hoa bất tử cao 18m, đây là một kỷ lục Châu Á được ghi nhận năm 2010. Ngày 17/12/2017 vừa qua, tượng Phật Bà Quan Thế Âm tại chùa Linh Phước đã được công nhận là tượng được làm bằng hoa bất tử lớn nhất thế giới.
- Tượng Khổng Tước Vương (Chim Công) bằng nguyên một gốc cây gỗ sao. Đang được công nhận là lớn nhất Việt Nam.
- Ngôi chùa được xây dựng, tạo hình bằng nhiều mảnh sành mảnh sứ nhất.
- Gốc cây trâm chứa bộ kinh pháp lớn nhất Việt Nam.
- Bức tượng Tùng Bách Thập Nhị Hạt được chạm trổ vô cùng công phu cũng được xác lập kỷ lục Việt Nam.
- Bộ phản nguyên khối từ cây gỗ Sao lớn nhất Việt Nam. Bộ phản này dài tới 15 mét, được làm từ cây gỗ nguyên khối.
- Bộ bàn ghế được chạm trổ 12 con giáp từ gỗ Sao lớn nhất Việt Nam.
- 18 tầng địa ngục mô tả lại cảnh ngài Mục Kiền Liên đi tìm mẹ lớn nhất Việt Nam. Đường hầm này được làm âm sâu dưới lòng đất với chiều dài khoảng 300 mét. Đây là một bức tranh sống động và cũng là thông điệp gửi gắm về luật nhân quả ở đời. Gieo nhân nào sẽ gặp quả ấy và lòng hiếu thảo với cha mẹ, trung thực trong cuộc sống.
- Chánh điện có nhiều Rồng nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam ở đây có tới hơn 1000 con Rồng.
4. Hướng dẫn đường đi, giờ mở cửa và nơi liên hệ
-
Hướng dẫn đường đi
Chùa Linh Phước (hay Chùa Ve Chai) nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 20km, ngay trên Quốc Lộ 1A, thuộc địa bàn Trại Mát. Địa chỉ chính xác là số 120, đường Tự Phước, Trại Mát, phường 11, Đà Lạt, Lâm Đồng.
Đường đến chùa vô cùng dễ đi, toàn bộ là đường nhựa cho nên du khách đừng lo về chuyện đường khó đi nhé.
Từ chợ Đà Lạt các bạn băng qua cầu Ông Đạo, rẽ trái vào đường Trần Quốc Toản. Tới vòng xoay các bạn tiếp tục rẽ phải vào đường Hồ Tùng Mậu. (phía sau lưng quảng trường Lâm Viên). Khi tới vòng xoay ngay đài truyền hình các bạn rẽ trái vào đường Trần Hưng Đạo. Chạy thẳng đường Trần Hưng Đạo nối vào tới hết đường Hùng Vương. Tới vòng xoay Trại Mát ngay trước cửa trường mầm non phường 11.
Du khách rẽ phải vào đường Tự Phước. Đi thẳng chừng 1km nữa thì sẽ tới đường rẽ vào chùa Linh Phước nhé. Chùa không nằm ngay mặt đường quốc lộ mà nằm sâu trong đường hẻm nhỏ khoảng 100 mét. Vậy nên các bạn lưu ý một chút sẽ nhìn thấy cổng chùa ở ngay phía mặt đường.
Di chuyển bằng tàu lửa đến Chùa: Đây là cách được khá nhiều khách du lịch lựa chọn, vì nó giúp du khách dễ dàng ngắm cảnh và thưởng thức không khí trong lành của Đà Lạt. Tuy nhiên, một bất lợ là nếu đi bằng tàu lửa, bạn không thể linh hoạt thời gian di chuyển cũng như mất thêm thời gian để đi bộ về Chùa. Giá vé tàu cũng tương đối cao nếu di chuyển từ Ga Đà Lạt, với người lớn giá khứ hồi dao động từ 108.000 – 150.000VNĐ/người, trẻ em dưới 1m sẽ được miễn phí.
-
Nơi liên hệ chùa Linh Phước
Nếu các bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về chùa Linh Phước. Hoặc có nhu cầu công đức cúng dường cho chùa. Các bạn vui lòng liên hệ số điện thoại 02633 700 297 để được giải đáp nhé!
-
Giờ mở cửa
Cánh cổng chùa luôn rộng mở để đón Phật tử và các du khách thập phương. Tuy nhiên khoảng thời gian tốt nhất để đến viếng Phật và vãn cảnh chùa. Đó là buổi sáng từ sau 7h00 và buổi chiều trước 17h00 chiều nhé. Vì trước và sau khoảng thời gian này là thời gian tịnh tâm của các thầy. Để góp phần tạo nên sự thanh tịnh cho ngôi chùa này. Thì các bạn nên chú ý thời gian đến viếng thăm nhé!
5. Những lưu ý khi đến chùa Linh Phước
- Vì là ngôi chùa nằm trên khu vực Đà Lạt nên khí hậu tại đây cũng sẽ khá lạnh, bạn nên chuẩn bị quần khoác để giữ ấm.
- Chùa là nơi thiêng liêng, nghiêm trang nên khi đến đây bạn cần ăn mặc phù hợp, không mặc đồ ngắn qua đầu gối, váy xòe ngắn, áo quá hở,..
- Để vào chùa bạn không cần phải đóng phí hay mua vé, nhưng cần đi trước 17:00 hàng ngày vì sau thời gian này chùa sẽ ngừng nhận khách.
- Để giữ sự tôn nghiêm cho chùa bạn không nên chạy nhảy, xả rác và chen lấn, xô đẩy trong chùa.
Chùa Linh Phước không chỉ sở hữu lối kiến trúc độc đáo, mà còn nằm ở vùng đất ngàn hoa với không khí trong lành, mát mẻ. Việc lựa chọn đây là điểm tham quan du lịch chắc chắn sẽ mang lại những trải nghiệm thú vị, giúp bạn có được những khoảnh khắc khó quên. Mong rằng bài viết trên sẽ cho bạn những thông tin hữu ích và giúp quá trình thăm quan ngôi chùa này thêm dễ dàng, tiết kiệm hơn.